Category: LUVA Bidet và cuộc sống

Ung thu cổ tử cung vì dùng giấy vệ sinh bẩn

Giấy vệ sinh dùng hàng ngày thường là loại giấy tái chế, do đó chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Những thói quen dùng giấy vệ sinh cần bỏ ngay

Dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn:

Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người. Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Mặt khác, trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli… Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải ít nhất là một thói quen dùng giấy vệ sinh sai cách

– Dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu:

Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ bởi giấy vệ sinh dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng, kể cả đi vệ sinh. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường. Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.

– Dùng giấy vệ sinh bẩn:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.

Tích trữ giấy vệ sinh trong túi để dùng dần:

Một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy. Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại – là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.

Việc sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe

Tác hại khủng khiếp vì dùng giấy vệ sinh sai cách

– Ung thư cổ tử cung:

Giấy vệ sinh tiếp xúc trực tiếp vào cơ quan sinh dục nên tạo điều kiện cho hóa chất ngấm vào “vùng kín” của người phụ nữ, từ đó có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Dùng giấy vệ sinh có màu sắc, mùi thơm sẽ càng làm cho lượng vi khuẩn trong “vùng kín” tăng lên, gây ra những triệu chứng phổ biến như ngứa ngáy, khó chịu, dịch âm đạo ra nhiều. Tình trạng này kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Nhiễm trùng nấm:

Có một sự thật là ngay cả giấy vệ sinh trắng cũng có thể không an toàn đối với sức khỏe. Rất nhiều nhà sản xuất giấy vệ sinh đã dùng clo để tẩy trắng giấy và hóa chất này giải phóng độc tố nguy hiểm (như dioxin và furan), có thể gây ra một loại các vấn đề về sức khỏe nếu ngấm vào cơ thể. Các thành phần nguy hiểm khác có thể có trong giấy vệ sinh được tẩy trắng là formaldehyde – hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy. Nó có thể gây kích ứng và là một tác nhân gây ung thư cho người sử dụng.

– Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt:

Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, người sử dụng vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Dùng giấy vệ sinh sai cách hoặc dùng giấy vệ sinh bẩn có thể khiến chị em mắc bệnh phụ khoa

– Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa:

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn. Khi dùng giấy vệ sinh để lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa đối và sức đề kháng yếu.

– Nguy cơ mắc bệnh đường miệng:

Ngoài ra, giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều. Khi sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Những hạt bụi này sẽ thuận lợi đi vào phổi theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, chúng càng nguy hiểm hơn khi sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng để làm giấy ăn sẽ vô cùng nguy hiểm.

Nguồn: Baomoi.com (https://www.baomoi.com/ung-thu-co-tu-cung-vi-dung-giay-ve-sinh-ban-kem-chat-luong/c/18881374.epi)

Dùng vòi rửa so với dùng giấy vệ sinh dưới góc nhìn khoa học

Mỗi người có một quan điểm khác nhau về việc làm sạch sau khi đi đại tiện, vậy cách làm nào mới thực sự sạch sẽ theo góc độ khoa học?

Phần lớn chúng ta đều cảm thấy ngượng ngùng và né tránh khi nói về thói quen vệ sinh của mình, hay cách làm sạch chất thải sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên, thực tế là ai cũng phải đi đại tiện. Và không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được cách vệ sinh và hiệu quả nhất để đảm bảo làm sạch khu vực hậu môn, đảm bảo không còn để phân dính lại gây mất vệ sinh và nhiều phiền toái khác.

anh-luva-bidet
Dùng giấy hay vòi rửa vệ sinh,  cách nào tốt nhất sau khi đi đại tiện?

Tại Ấn Độ, mọi nhà vệ sinh đều có dụng cụ xịt nước cầm tay, hoặc ít nhất là xô và gáo nước để làm sạch sau khi đi đại tiện. Người Ấn Độ khi du lịch nước ngoài thường phải đối mặt với những vấn đề khác biệt về việc dùng giấy vệ sinh thay vì nước. Trong khi ở Mỹ, châu Âu, Úc và New Zealand, phần lớn mọi người dùng giấy vệ sinh để làm sạch, người Ấn Độ lại cảm thấy thoải mái hơn khi dùng nước.

giay-ve-sinh-1

Vì vậy, chúng ta không thể không tự hỏi đâu mới là cách làm vệ sinh tốt nhất sau khi đi đại tiện? Tiến sĩ Tarig Patek thuộc bệnh viện Wockhardt đã đưa ra câu trả lời về 2 sự lựa chọn này, và ông cho biết câu trả lời là: cả hai!
Vòi xịt nước là cách tốt nhất để làm sạch sau khi đi đại tiện. Bằng cách dùng nước, bạn có thể đảm bảo không còn phân dính lại ở khu vực hậu môn. Với sức mạnh của dòng xịt, bạn không cần phải trực tiếp chạm tay vào khu vực đó. Nếu chỉ dùng giấy vệ sinh sẽ không đủ đảm bảo khu vực đó hoàn toàn sạch sẽ. Tuy nhiên, bác sĩ đã khuyên bệnh nhân của mình đồng thời dùng giấy vệ sinh. Bởi vì sau khi dùng vòi xịt, bạn có thể nhẹ nhàng chấm nhẹ vào khu vực để làm khô.

Một mặt trái khác của việc chỉ dùng giấy vệ sinh là với các bệnh nhân bị đau hậu môn, sự ma sát bằng cách cọ xát của giấy có thể gây ra đau đớn và khó chịu. Vì vậy lần sau khi đáp trả lại “tiếng gọi của tự nhiên”, hãy chắc chắn sử dụng vòi xịt và lau khô bằng giấy vệ sinh. Nếu bạn muốn trở nên thân thiện với môi trường và lo sợ việc xả giấy vệ sinh, hãy dùng một chiếc khăn khô sạch sẽ để lau hậu môn sau khi hoàn tất

Giáo sư Phân, thần Toilet của người Nhật

Bất cứ ai từng có dịp thăm thú Nhật Bản đều sẽ bị choáng ngợp bởi hệ thống nhà vệ sinh của quốc gia này. Từ những bồn rửa tay sạch bóng đến những toilet có lẽ còn nhiều công năng hơn cả chiếc iPhone của bạn, rõ ràng văn hóa “nhà nhỏ” của người Nhật không chỉ gói gọn trong việc… đi cầu.

Trên thực tế, nhà vệ sinh và đặc biệt là phân còn là biểu trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau đối với người Nhật Bản, trong cả văn hóa truyền thống lẫn đương đại. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu cho những quan niệm đó.

Giáo sư Phân dạy chữ Hán (Unko Kanji Doriru)

Chữ Hán (Kanji) luôn là một phần khó nhằn trong tiếng Nhật, chưa kể đến việc trẻ em tại đây còn được yêu cầu thuộc hơn 1000 Hán tự chỉ trong cấp bậc tiểu học. Để việc học chữ Hán trở nên dễ thở và gần gũi hơn, các nhà giáo dục Nhật Bản đã xây dựng nên một nhân vật với tạo hình đặc biệt: Giáo sư Phân.

Thông qua tập sách Unko Kanji Doriru (tạm dịch: Luyện Hán tự cùng thầy Phân), những ví dụ chữ Hán khô khan bỗng trở nên sinh động và hài hước vì chúng đều có liên quan đến… phân. Giáo sư Phân đã trở thành biểu tượng nổi tiếng không chỉ tại xứ Phù tang mà còn ở ngoài quốc tế với 1,83 triệu bản của bộ sách được phát hành.

Thần Toilet

Người Nhật cho rằng trong mỗi sự vật đều tồn tại một vị thần, và nhà vệ sinh cũng không ngoại lệ. Có lẽ vị thần này đã cai quản để các toilet tại Nhật luôn luôn sạch sẽ chăng?

Trước kia, người ta thường sử dụng chất thải người để bón cho cây trong trồng trọt. Niềm tin vào một vị thần trong nhà vệ sinh (còn được gọi là kawaya kami) cũng nảy sinh từ thói quen này. Nhưng thực tế ngoài vai trò trên, kawaya kami còn được người Nhật tin rằng sẽ thúc đẩy sinh sản nhờ tính chất phát triển nông nghiệp.

Mỗi dịp đầu năm mới, nhiều phong tục thường được các gia đình tổ chức, để cầu kawaya kami sẽ phù hộ cho một mùa màng bội thu. Trong những ngày này, người Nhật sẽ ăn cơm theo miếng to – được coi là biểu tượng cho những may mắn mà thần linh để lại. Ngoài ra, một toilet nhất định trong căn nhà sẽ được giữ sạch sẽ và trang trí thật đẹp để tưởng nhớ vị thần đáng kính này.

Phân vàng (Kin no Unko)

Ngoài những truyền thuyết đậm màu liêu trai, một số địa phương ở Nhật Bản còn tồn tại một biểu tượng may mắn với hình…cục phân. Theo lý giải của nhiều người, âm tiết “un” trong từ “unko” (phân) đồng âm với từ “may mắn” trong tiếng Nhật. Tuy ra đời khá muộn, nhưng biểu tượng cục phân vàng lại rất được ưa chuộng khi chỉ tính trong năm 2006 đã có tới 2,7 triệu móc đeo chìa khóa in hình này được bán ra.

Cũng có nhiều người cho rằng đây chính là khởi đầu của biểu tượng Pile of Poo – cục phân mỉm cười nổi tiếng toàn Internet. Còn nếu bạn có dịp ghé qua quận Sumida ở thủ đô Tokyo, đừng quên thăm quan hội trường của Công ty Bia Asahi nhé. Đây có lẽ là tòa nhà có thiết kế vô tiền khoáng hậu ở Nhật Bản khi nằm chễm chệ trên nóc là một ngọn lửa vàng có hình dạng… không khác cục phân là mấy.

Tạm kết

Văn hóa Nhật Bản thật muôn màu và thú vị, từ những giai thoại truyền thống cho đến những trào lưu không thể “chuối” hơn xoay quanh khu vực mà ai cũng tưởng mình đã biết – nhà vệ sinh. Vậy mới thấy trí tưởng tượng của của con người ta có thể phong phú đến nhường nào.

7 thói quen nguy hiểm nên tránh khi đi vệ sinh

Những nhu cầu cá nhân tưởng chừng đơn giản, tiết kiệm thời gian lại có thể gây nguy hại nhất định đối với sức khỏe nếu bạn mắc phải những thói quen chết người sau:

1. Đọc báo, nghịch điện thoại

Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại có thể coi là cấm kỵ lớn nhất khi thực hiện nhu cầu cá nhân này. Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.

Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đưởng ruột.

Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.

Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy dễ bị choáng váng, ngã quỵ, đặc biệt là những người bị ốm lâu ngày, sức khỏe yếu, người cao tuổi, khi đứng dậy càng dễ xảy ra sự cố.

dung_dien_thoai_trong_toilet

2. Dùng quá sức khi đại tiện

Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.

Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc.

Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.

3. Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.

Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn. Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.

4. Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu

Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiều tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.

nhin-ve-sinh-1

5. Đặt đồ điện cỡ lớn trong nhà vệ sinh

Các loại đồ điện gia dụng như máy giặt, máy sấy trong nhà vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Máy giặt thấm nước, bình nóng lạnh bằng điện đã cũ có thể gây hở, giật điện, bình nóng lạnh bằng khí đốt thì dễ gây trúng độc carbon monoxide. Vì vậy tốt nhất không nên đặt đồ điện trong phòng vệ sinh.

6. Sàn nhà trơn ướt

Nhà vệ sinh là nơi ướt và trơn nhất trong nhà, nước đọng lại sau khi tắm giặt khiến ta không chú ý chút là có thể trượt ngã. Vì thế, trong nhà vệ sinh phải bảo đảm khô ráo, có thể đi dép có đế chống trơn trượt.

7. Sử dụng nước xịt thơm khử mùi

Nhiều người thích xịt nước thơm cho không khí trong toilet dễ chịu hơn. Tuy nhiên trên thực tế, thứ dung dịch này nếu tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy, nếu muốn khử mùi nhà vệ sinh, bạn có thể chọn những nguyên liệu tự nhiên như đặt vào lát chanh, vỏ cam, vỏ bưởi bên trên bồn chứa nước.

Những lợi ích khi rửa vệ sinh bằng nước với phụ nữ

 1. Hạn chế mắc bệnh phụ khoa

Lí do là bởi giấy vệ sinh tái chế, kém chất lượng lại chứa lượng lớn vi khuẩn. Theo các bác sĩ, nếu sử dụng thường xuyên là bạn đã tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm. Bởi âm đạo có khả năng tự làm sạch, hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn, bảo vệ âm đạo nhờ vi khuẩn lactobacillus – loại nấm chiếm ưu thế. Theo nghiên cứu, chất chuyển hóa của lactobacilus có thể khiến cho môi trường axit của âm đạo duy trì ở mức hợp lý, giúp khống chế sự sinh trưởng của các loại nấm khuẩn khác. Đây cũng chính là cơ cấu tự làm sạch của âm đạo. Khi sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng lẫn nhiều vi khuẩn, âm đạo khó tự làm sạch hơn, từ đó dẫn tới viêm nhiễm âm đạo.

Bằng việc sử dụng nước để rửa, âm đạo và hậu môn của bạn sẽ được làm sạch theo cách tự nhiên và rửa sạch sâu nhất. Đây cũng là cách nâng cao sức khỏe sinh sản cho các chị em phụ nữ!

2. Hạn chế vi khuẩn và kích ứng da

Loại bỏ tình huống giấy vệ sinh kém chất lượng đi thì nếu bạn dùng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, bạn cũng có khả năng mắc bệnh phụ khoa. Lý do là bởi tay bạn chắc chắn tồn tại vi khuẩn và khi cầm giấy để lau, vi khuẩn vẫn có thể lây lan đến “cô bé”. Hơn nữa, giấy vệ sinh ở lâu trong nhà vệ sinh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Do đó tác dụng vệ sinh cũng chẳng còn. Ngoài ra, dùng giấy vệ sinh quá nhiều cũng có thể dẫn đến kích ứng da.

3. Hạn chế đau hậu môn và bệnh trĩ

Một mặt trái khác của việc chỉ dùng giấy vệ sinh là với các bệnh nhân bị đau hậu môn, sự ma sát bằng cách cọ xát của giấy có thể gây ra đau đớn và khó chịu. Vì vậy lần sau khi đáp trả lại “tiếng gọi của tự nhiên”, hãy chắc chắn sử dụng vòi xịt và lau khô bằng giấy vệ sinh. Nếu bạn muốn trở nên thân thiện với môi trường và lo sợ việc xả giấy vệ sinh, hãy dùng một chiếc khăn khô sạch sẽ để lau hậu môn sau khi hoàn tất.

Chữa bệnh trĩ, bạn đã vệ sinh đúng cách chưa?

Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, thống kê cho thấy 55% người Việt mắc phải chứng bệnh này. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc hàng ngày.

Rất nhiều người mắc bệnh trĩ không biết cách vệ sinh hậu môn đúng cách dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, gây đau đớn và hậu quả nặng nề.

Khi bị trĩ, người bệnh phải hết sức chú ý khi làm sạch vệ sinh sau khi đi cầu. Sau đây là những điểm cần biết:

– Tuyệt đối không nên sử dụng giấy vệ sinh để lau chùi, vì giấy vệ sinh dễ gây xước da, khi gặp phân sẽ gây nhiễm trùng, làm bệnh thêm nặng.

– Giấy vệ sinh chứa rất nhiều chất tẩy trắng và hóa chất, khi sử dụng với vết thương những hóa chất này ngấm vào sẽ khiến vết thương thêm nặng.

– Người bệnh trĩ chỉ nên rửa bằng nước sạch, lau khô bằng khăn mềm, không nên rửa bằng xà phòng và hóa chất.

– Khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, không có vòi rửa thì nên sử dụng giấy ướt an toàn.

– Không nên rửa bằng vòi nước quá mạnh, dễ gây trầy xước da.

– Mỗi ngày nên ngâm hậu môn bằng nước muối ấm để sát trùng vi khuẩn.

Nếu bạn mắc phải bệnh trĩ và cảm thấy đau rát khi sử dụng giấy để lau chùi thì chúng tôi có giải pháp cho bạn.

Sản phẩm vòi rửa thông minh LUVA BIDET lắp vào bồn cầu có sẵn giúp bạn rửa sạch hậu môn nhẹ nhàng nhất, với thao tác đơn giản chỉ cần xoay nút. 90% gia đình Nhật đang sử dụng bồn cầu có vòi rửa trong gia đình vì lợi ích của nó với sức khỏe.

LUVA BIDET – Bạn đồng hành cùng người bệnh trĩ

LUVA BIDET là sản phẩm lắp thêm vào bồn cầu có sẵn để tạo thành bồn cầu tự rửa thông minh. Sản phẩm tốt cho người bệnh trĩ, bệnh đường ruột, táo bón, đau rát hậu môn… giúp rửa sạch nhẹ nhàng nhất cho người bệnh.

Sản phẩm được sản xuất ngay tại Việt Nam với chế độ bảo hành 3 năm, và giá thành phải chăng, phù hợp với tất cả mọi gia đình.